Cây táo tàu, kĩ thuật trồng và chăm sóc cây táo tàu cho sai quả

Chắc hẳn chúng ta đã biết, táo luôn là một thứ quả thơm ngon, nhiều dinh dưỡng, mang lại nhiều giá trị cho con người. Trong số các loại táo ta không thể không kể đến táo tàu. Cây táo tàu mặc dù mới được du nhập về nước ta nhưng lại được khá nhiều người ưa chuộng. Vậy làm thế nào để trồng cây táo tàu ra quả sai nhất, cây khỏe mạnh nhất… Hãy cùng tìm hiểu ở nội dung dưới đây nhé.

  • Tên thường gọi: Cây táo tàu
  • Tên khoa học: Ziziphus jujuba
  • Nguồn gốc: Từ vùng Syria và Địa Trung Hải. Hiện nay cây trồng khá phổ biến ở Trung Quốc, tại nước ta cây cũng được trồng ở nhiều nơi khác nhau.

Đặc điểm nổi bật của cây táo tàu

cay-tao-tau-1

Táo tàu quả ngon, mẫu mã đẹp

Cây táo tàu là cây ăn quả thuộc cây thân gỗ, cây có chiều cao trung bình là 3,5 – 4,5m còn trồng cây trong điều kiện thích hợp nó có thể đạt chiều cao từ 5 – 12m. Thân cây màu nâu, có gai và khá dẻo. Tán lá khá rậm rạp và tỏa rộng ra xung quanh.

Cây ăn quả táo tàu Lá có hình bầu dục và có răng cưa, phiến lá nhẵn mặt trên có màu xanh lục và sáng bóng, còn mặt dưới thì có màu xanh trắng.Hoa táo có màu trắng xanh, cũng có khi là trắng hồng. Mỗi bông hoa có 5 cánh xếp thành hình ngôi sao nhìn rất đẹp mắt. Hoa thường nở vào mùa xuân.

Quả táo tàu có hình cầu tròn, phần vỏ mỏng, xanh chúng có màu xanh giống như táo ta nhưng khi chín lại có màu nâu.  Quả táo tàu thường chín vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu, khi quả chuyển dần từ xanh sang nâu thì sẽ được thu hoạch nhanh chóng trước khi nó héo và khô. Có một điểm khác biệt của loại quả cây táo tàu này chính là quả có thể chính khô trên cây mà không hề bị rụng hay thối nhé. Bên trong quả có chứa hạt màu nâu và phần thịt quả có màu trắng.

xem thêm cây ăn quả khác:

Công dụng chính của cây táo tàu

cay-tao-tau-12

Táo tàu có những lợi ích không nhỏ cho con người

  • Với hàm lượng vitamin dồi dào có trong quả thì đây là một loại quả được đánh giá đem lại lợi ích nhiều cho sức khỏe con người.
  • Quả táo rất ngon, dễ ăn nên bạn có thể mua về làm loại quả ăn tráng miệng cũng được nhé.
  • Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng để làm mứt, ngâm nước uống cũng rất ngon.
  • Cây có thân mềm dẻo nên bạn có thể uốn hay trồng làm cây cảnh trang trí sân vườn tuyệt đẹp đấy.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây táo tàu

cay-tao-tau

Chăm sóc cây táo cho năng suất cao

Cách nhân giống

Nhân giống cây táo tàu bằng cách chiết, ghép cành, chồi rễ, cắm hom hoặc bằng hạt. Khi nhân giống nếu chiết cành nên chọn loại cành bánh tẻ, không non cũng không quá già, còn hạt thì chọn loại hạt to đều, tròn mẩy để tăng tỉ lệ nảy mầm cao nhất.

Cũng nên chọn thời điểm nhân giống cây táo tàu, vào những ngày trời mưa, khí hậu mát mẻ… sẽ tạo điều kiện tốt cho cây con phát triển, hình thành bộ rễ.

Trước khi trồng cây con hãy đào một chiếc hố nhỏ sau đó đặt cây con vào trong, hãy nhớ bỏ lớp túi nilon bao phủ bầu rễ trước khi trồng, dùng cọc để chống đỡ cây con trước tác động không đang có, và đặc biệt là tưới nước ngay sau khi trồng nhé.

Chăm sóc cây táo tầu tốt nhất

  • Đất: Điều kiện đất phải thoát nước tốt, thoáng độ pH có tính hơi kiềm hoặc trung bình là tốt nhất. Ngoài ra bạn có thể trồng cây táo tàu trên đất cát hoặc đất thịt đều được. Tùy vào khả năng chăm sóc và môi trường đất như thế nào thì quả sẽ có mùi vị và màu sắc khác nhau nhé.
  • Nước: cũng giống như tất cả những loại cây khác, cây táo tàu cần có đủ nước thì sẽ phát triển rất tốt đặc biệt là giai đoạn mới trồng cây. Vì thế vào mùa khô thì cần chú ý tưới nước thường xuyên cho cây, còn vào mùa mưa thì hãy cố gắng nhanh chóng thoát nước tốt nhất.
  • Phân bón: Nên bón phân định kỳ cho cây táo tàu, nhất là thời kỳ cây ra hoa, tạo quả thì cần bón nhiều hơn.
  • Ánh sáng: Cây ưa sáng, nên trồng cây ở những nơi quang đãng, có nhiều ánh sáng.

Một số loại bệnh có thể gặp khi trồng cây táo tàu

cay-tao-tau-9

Khi trồng cây táo tầu bạn sẽ gặp một số bệnh như sau:

Bệnh rệp sáp phấn: đây là bệnh phổ biến trên cây táo tàu, nó bám thành từng ổ trên ngọn, mặt dưới lắ cũng như trên các chùm hoa. Nhìn bên ngoài bạn sẽ thấy chúng như có một lớp bột trắng bao phủ. Những con rệp này sẽ hút hết nhựa cây khiến lá cây xoăn, hoa héo… Nếu như rệp ít thì bạn có thể ngắt bỏ lá, hay giết hết chúng. Tuy nhiên nếu số lượng nhiễm bệnh lớn thì nên sử dụng gừng, ớt, tỏi… giã lọc lấy nước và phun lên cây nhé.

Bệnh sâu cuốn lá: loại sâu nhả tơ và cuốn lá táo tầu lại thành từng tổ.

Bệnh giòi đục quả: Những con giòi này sẽ làm quả táo bị hư thối nhanh chóng. Phòng chống bệnh này thì bạn không nên để quả táo chín quá lâu trên cây đồng thời với những quả rụng nên nhặt hết và hủy bỏ.