Hiện nay, cây lộc vừng đã trở thành cây cảnh được nhiều người ưa chuộng, một loại cây mang lại cảm giác thân thuộc, đơn giản mà bình dị, thích hợp với không gian gia đình Việt. Đặc biệt ý nghĩa phong thủy mà cây lộc vừng mang lại chính là điểm quan trọng nhất mà người dùng lựa chọn cây cảnh này. Vậy hãy cùng tôi đi tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và cách trồng chăm sóc cây lộc vừng này nhé.
- Tên gọi khác: cây chiếc hay cây rau vừng
- Tên khoa học: barringtonia acutangula
- Họ: Lộc Vừng
- Nguồn gốc: Được tìm thấy ở vùng đất ẩm ven biển Bắc Úc và Nam Á
xem thêm cây bóng mát:
Đặc điểm chung về cây lộc vừng
Đây là loại cây thân gỗ, chiều cao của nó tùy thuộc vào môi trường sống cũng như điều kiện chăm sóc, nếu được trồng ở môi trường tự nhiên thì cây sẽ phát triển mạnh mẽ, đạt chiều cao lý tưởng tuy nhiên nếu như trồng ở trong chậu cảnh làm dáng cây cảnh bonsai thì chiều cao của nó được hạn chế nhé.
Nếu trồng trong chậu cảnh thì đường kính thân rơi vào khaorng 35 – 40cm mỗi cây nhưng nếu trồng trong không gian rộng lớn thì đường kính lớn hơn nhiều thậm chí có cây đến hẳn 1m trở thành cây cổ thụ. Phần gốc cây lộc vừng nhìn có vẻ xù xì với nhiều điểm mấp mô chứ không phẳng như một số cây khác, bởi thế mà những cành nhánh của lộc vừng mọc cũng khẳng khiu nhưng những chiếc lá xanh mơn mởn bao phủ toàn bộ đã che đậy hết nhược điểm này.
Lá của cây lộc vừng mang một màu xanh đậm, màu xanh của hi vọng, của sự tự do nên nhìn cây bạn sẽ có cảm giác bình an đến kỳ lạ, phiến lá khá rộng và bóng nhẵn ở mặt trên, còn mặt dưới những gân lá nổi lên chằng chịt và nó mang màu xanh trắng.
Hoa lộc vừng lại tạo nên một nét đẹp hoàn toàn khác, nổi bật trên nền lá xanh là những chùm hoa mọc dài mang sắc đỏ rực rỡ, bạn có thể tưởng tượng tràng pháo tết ngày xưa như thế nào thì những chùm cây lộc vừng đúng như thế đó. Những chùm hoa tua tủa mọc ra từ rất nhiều cành nhánh tạo nên một nét đẹp không thể miêu tả được, ngoài sắc đỏ là chủ đạo thì cây lộc vừng còn cho hoa màu trắng và màu vàng nữa, nhưng 2 giống lộc vừng này ít được trồng hơn. Hoa lộc vừng có mùi thơm nhưng hoa thường nở về chiều tối và đêm nên muốn ngắm hoa bạn hãy lựa chọn thời điểm này nhé.
Sau khi hoa rụng, quả cây lộc vừng bắt đầu hình thành. Quả có hình tròn thon nhọn hơn ở 2 đầu, đường kính của quả thì tùy thuộc vào chế độ chăm sóc, có quả nhỏ quả lớn trung bình rơi vào khoảng 4 -5cm. Trong mỗi quả có 1 hạt duy nhất nếu để già thì hạt này sẽ được sử dụng để nhân giống rất hiệu quả đấy.
Ý nghĩa phong thủy mà cây lộc vừng đem lại
Lộc vừng hiện nay đang trở thành loài cây mang ý nghĩa phong thủy tốt lành, chính cái dáng cây, những chùm hoa, chiếc lá này đã mang đến sự mơ mộng, mộng tưởng về một cuộc sống tốt đẹp hơn, nhiều tài lộc hơn. Chính vì thế, người ta thường cho rằng nếu như trồng cây lộc vừng trong khuôn viên gia đình sẽ đem lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia đình mình.
Gốc cây lộc vừng thường to và chắc chắn vì thế nó là tượng trưng cho ý chí kiên định, sức mạnh tinh thần khó có thể thay đổi được của người chủ sở hữu. Ngoài ra lộc vừng cũng là cây trồng lâu năm bởi thế, nó cũng thể hiện ý nghĩa đại diện cho sự trường thọ, trường tồn mãi mãi với thời gian.
Theo thuyết Phương Đông thì cây lộc vừng còn thuộc bộ cây phong thủy: Sanh – Sung – Tùng – Lộc. Bởi thế mà giá trị và ý nghĩa nó mang lại vô cùng lớn, lộc vừng sẽ khiến cho gia chủ có thêm được nhiều may mắn, tài lộc, công việc và cuộc sống gặp nhiều thuận lợi, suôn sẻ hơn rất nhiều.
Công dụng của cây lộc vừng
Ngoài ra thì với cây lộc vừng này bạn có thể sử dụng để làm cây bóng mát, cây cảnh bonsai hay cây trang trí, với hình thái đẹp nó sẽ khiến cho không gian nhà bạn trở nên độc đáo, hấp dẫn hơn.
Đặc biệt trong đông y, cây lộc vừng còn được sử dụng chưa một số bệnh rất tốt, bạn có thể sử dụng rễ, hạt, vỏ cây để làm thuốc. Lá non của cây lộc vừng còn được sử dụng để làm rau nấu canh chua rất ngon nữa đấy.
Kỹ thuật chăm sóc cây lộc vừng
Bạn có thể nhân giống lộc vừng bằng 2 cách chính đó là trồng bằng hạt hoặc chiết cành, tuy nhiên nếu muốn cây nhanh ra hoa thì người ta thường sử dụng phương pháp chiết cành.
Bạn có thể trồng trực tiếp lộc vừng xuống đất hoặc trồng trong chậu cảnh để tạo dáng bonsai nhưng nên chú trọng đến chế độ đất và dinh dưỡng sao cho thích hợp nhất nhé. Nếu trồng trong chậu thì khoảng 2-3 năm ta nên thay đất một lần để đảm bảo cây phát triển tốt nhất.
Đây là loại cây ưa sáng nên hãy nhớ trồng lộc vừng thì phải trồng ngoài trời, nếu như bạn trồng trong nhà cây ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì lá sẽ không còn màu xanh mà dần chuyển vàng rồi rụng đấy, đặc biệt là ánh sáng còn kích thích cây ra hoa nữa nên ánh sáng đủ rất quan trọng.