Với mỗi sự vật hiện tượng, mỗi loại cây trồng… khác nhau chúng sẽ thể hiện một nét đẹp, một ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên để lựa chọn được một cây cảnh trồng trong nhà thích với với kiến trúc ngôi nhà, phù hợp với vận mệnh của bạn là điều không phải dễ dàng. Bạn đã thử với cây thiết mộc lan chưa? Với những người sành chơi cây cảnh thì không còn gì xa lạ với nó nữa. Đây là cây trồng trong nhà phong thủy cao, mặt khác đây cũng là cây cảnh trong nhà dễ trồng thích nghi lại phù hợp với nhiều không gian, cảnh quan khác nhau. Hãy cùng đi tìm hiểu về nét đẹp của cây thiết mộc lan nhé.
- Tên gọi khác: cây phất dụ thơm
- Tên khoa học: Dracaena fragrans
- Nguồn gốc: Người ta tìm thấy cây thiết mộc lan lần đầu tiên tại Tây Phi và hiện nay nó đã được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nét đẹp độc đáo của cây thiết mộc lan
Cây có phần thân giống như cây thân gỗ vậy, nó có lớp vỏ màu nâu vỏ hơi sần sùi, đường kính của thân lớn hay nhỏ còn tùy thuộc vào cách bạn trồng hay chăm sóc cây.
Ngoài ra, cây thiết mộc lan có một điểm đặc biệt là lá cây mọc ra trực tiếp từ thân, nhìn chúng thật lạ mắt, lá khá dài có hình dáng như lá mác nhưng mềm hơn, nếu khéo tưởng tượng bạn có thể liên tưởng chúng giống như những chiếc lá ngô vậy. Lá có màu xanh phiến lá nhẵn, mép lá nguyên.
Cây có thể sống tốt trong môi trường đất hoặc trồng thủy canh, bạn có thể đặt chúng ngoài trời hay trong nhà đều được. Môi trường thiếu ánh sáng cây vẫn phát triển được chỉ là chúng phát triển chậm hơn bình thường mà thôi. Nếu trồng trong nhà thì mỗi tuần nên cho cây sưởi nắng tầm 1-2 lần, nó cũng không làm bạn mất quá nhiều thời gian đâu.
Cây thiết mộc lan cũng có hoa nhưng rất hiếm khi người ta nhìn thấy hoa nở, hoa thường nở thành từng chùm có màu trắng đẹp mắt.
xem thêm loài cây khác:
Công dụng của cây thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan khá đẹp, độc đáo nên thường được trồng ở trong nhà, văn phòng hay sảnh… để làm cây trang trí, làm đẹo cảnh quan.
Ngoài ra cây thiết mộc lan còn có công dụng thanh lọc không khí rất tốt, nó giúp hấp thụ hoàn toàn những chất độc hại có trong không khí, nhả khí oxi khiến môi trường trong lành hơn, chính vì thế mà văn phòng, công ty là địa chỉ thích hợp nhất để trồng, nó giúp con người tránh được bức xạ của máy tính.
Ngắm nhìn những chiếc lá xanh mướt còn khiến cho tình thần của chúng ta thêm thoải mái, thư thái hơn, từ đó bạn có thể hoàn thành tốt công việc được giao với thâm thế tốt nhất.
Ý nghĩa phong thủy của cây thiết mộc lan
Ý nghĩa phong thủy chính là yếu tố mà cây thiết mộc lan mang đến nhiều nhất, người ta lựa chọn trồng cây này cũng chính bởi ưu điểm này của nó. Cụ thể:
- Hướng đặt cây trong nhà vô cùng quan trọng, nếu như bạn đặt nó theo hướng Đông, hay Đông Nam thì nó sẽ biểu tượng cho hành mộc trong ngũ Hành. Nếu mệnh của gia chủ mà tương sinh với hành Mộc thì lúc đó may mắn, tài lộc sẽ đến với bạn rất nhiều.
- Ngoài ra bạn cũng nên biết hành Mộc chính là bản chất của cây thiết mộc lan này, chính vì thế mà khi trồng cây này trong nhà bạn sẽ có thêm được thuận lợi, suôn sẻ trong công việc và cuộc sống.
- Khi mua cây thiết mộc lan người ta thường đếm số cành được trồng trong mỗi chậu, bạn có biết tại sao không? Thật ta mỗi một cành thiết mộc lan lại ẩn chứa một ý nghĩa riêng nữa đấy, nếu như 2 cành cây thiết mộc lan tượng trưng cho tình yêu, cho hạnh phúc thì 3 cành lại tượng trưng cho sự vững chãi và chắc chắn, 5 cành là biểu tượng của sự cân bằng, của sức khỏe, 8 cành thì may mắn, tài lộc, 9 cành là hạnh phúc viên mãn…
- Hoa thiết mộc lan rất ít khi nở, có người chơi cây cả đời cũng không có dịp nào được ngắm nhìn hoa nở cả, chính vì thế, người ta thường quan niệm mỗi lần hoa nở thì lúc đó chắc chắn bản thân và gia đình bạn sẽ gặp rất nhiều may mắn, nó như một điềm báo trước bạn sẽ nhận được niềm vui trong tương lai.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thiết mộc lan
Đất: Khi trồng cây hãy lưu ý dù trồng dưới đất hay trong chậu thì đất trồng cây phải thoáng, đủ dinh dưỡng để cây phát triển tốt nhất.
Ánh sáng: Cây cũng không cần ánh sáng quá nhiều nên có thể trồng cây thiết mộc lan ở trong nhà, đặt cạnh cửa sổ, sảnh lớn… là được nhé.
Nước: cây cũng không cần quá nhiều nước nên bạn không nên tưới nước quá nhiều. Khi thấy mặt chậu cây hơi se lại thì hãy tưới nước cho cây, hãy chú ý lượng nước nếu như bạn không muốn gốc cây bị thối nhé.
Phân bón: Việc bón phân cũng nên được thực hiện định kỳ, nếu mỗi tháng bạn bón phân cho cây thiết mộc lan 1 lần là tốt nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây thiết mộc lan, đây là một loại cây cảnh đẹp đem lại nhiều ý nghĩa sâu sắc. Hãy mua về trang trí nhà mình đi bạn nhé.